Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương 245 Lương Thế Vinh – Trung Văn – Nam Từ Liêm – Hà Nội 0396 399 522

BỆNH KÝ SINH TRÙNG

BỆNH GIUN ĐƯỜNG RUỘT

Bệnh giun tóc
29 Tháng Bảy 2022 :: 2:44 CH :: 405 Views :: 0 Comments

Đặc điểm, nguồn lây nhiễm, các biện pháp phòng chống
BỆNH GIUN TÓC
1. Đặc điểm của bệnh.
1.1. Định nghĩa ca bệnh.
-  Ca bệnh lâm sàng: hầu hết không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu. Một số Bệnh nhân có hội trứng giống lỵ: đau bụng vùng đại tràng, mót rặn, đại tiện nhiều lần/ngày, phân ít và có nhiều chất nhầy lẫn máu lờ lờ như máu cá. Bệnh nhân nhiễm giun tóc có thể bị nổi mẩn dị ứng, nhiễm nhiều và kéo dài có thể gây thiếu máu nhược sắc, tim có tiếng thổi tâm thu và bị phù nhẹ. 
-  Ca bệnh xác định: có trứng giun tóc trong phân.
1.2. Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh tương tự: cần phân biệt với các bệnh lỵ amip, thiếu máu khác.
1.3. Xét nghiệm:
-  Loại mẫu bệnh phẩm: phân
-  Phương pháp xét nghiệm: kỹ thuật Kato hoặc Kato-Katz. Trứng giun tóc có hình quả cau bổ dọc, mầu vàng đậm, vỏ dày, dạng hình nút ở 2 đầu, kích thước 22 x 50 mm.
  
2. Tác nhân gây bệnh.
- Tên tác nhân: giun tóc (Trichuris trichiura).
- Hình thái: hình thể giun tóc được chia làm 2 phần rõ rệt: phần đầu dài và nhỏ chiếm 2/3 chiều dài cơ thể, phần thân còn lại ngắn và phình to. Giun tóc có mầu hồng nhạt hoặc trắng sữa. Giun cái dài 30 - 50 mm, giun đực dài 30 - 45 mm. Đuôi giun tóc cái thường thẳng, đuôi giun đực thường cong và có một gai sinh dục.
- Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: trứng giun tóc bắt buộc phải có thời gian phát triển ở ngoại cảnh mới có khả năng gây nhiễm cho người. Thời gian để trứng giun phát triển thành trứng mang ấu trùng là 17 - 30 ngày trong nhiệt độ thích hợp 25 - 300C, độ ẩm trên 80% và có oxy. Trứng giun tóc có khả năng phát triển trong dung dịch acide chlohydric 10% tới 3 tuần, trong dung dịch acid nitric 10% và formalin 10% tới 9 ngày. Tuy nhiên, dễ bị hỏng dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời, nhiệt độ trên 500C trứng giun sẽ chết. Trong quá trình thực hiện chu kỳ, ấu trùng giun tóc không có giai đoạn chu du như ấu trùng giun đũa, giun móc/giun mỏ.
  
3. Đặc điểm dịch tễ học.
-  Bệnh giun tóc lưu hành ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Điều kiện quyết định sự lây truyền của giun tóc là khí hậu nóng ẩm, dân có tập quán sinh hoạt lạc hậu, tình trạng vệ sinh cá nhân và môi trường sống chưa hợp vệ sinh. Dân ở nông thôn nhiễm cao hơn dân ở thành thị, đặc biệt là dân có tập quán dùng phân người bón ruộng.
-  Một số đặc điểm dịch tễ nhiễm giun tóc khác với giun đũa và giun móc/giun mỏ: Lứa tuổi dưới 1 tuổi hầu như không thấy nhiễm giun tóc, nguyên nhân có thể do mầm bệnh trong đất thấp hơn giun đũa. Lứa tuổi 2 - 3 tuổi có tỷ lệ nhiễm giun tóc thấp, chứng tỏ giun tóc thường nhiễm muộn. Tỷ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi trên 3 tuổi nhưng không có hiện tượng tăng vọt. Tỷ lệ nhiễm giun tóc ở nam và nữ xấp xỉ nhau.
  
4. Nguồn truyền nhiễm.
- Ổ chứa: ổ chứa giun tóc là người.
- Thời gian ủ bệnh: không rõ ràng. Người nuốt phải trứng giun tóc, khi đến ruột non trứng nở, giải phóng ấu trùng, ấu trùng chui qua thành ruột vào máu, di chuyển đến phế nang phổi và phát triển lớn lên tại phổi, sau đó lên khí quản và được nuốt lại vào dạ dày. Tại manh tràng, ấu trùng phát triển thành giun tóc trưởng thành. Thời gian từ khi nuốt phải trứng có ấu trùng đến khi có các triệu chứng đầu tiên ở phổi từ 5 - 14 ngày.
- Thời kỳ lây truyền: là khoảng thời gian sống của giun cái trưởng thành từ khi được thụ tinh. Thời gian từ khi nuốt phải trứng có ấu trùng đến khi giun trưởng thành đẻ trứng khoảng 45 - 60 ngày. Giun cái có khả năng đẻ tới 2.000 trứng/ngày. Đời sống của giun tóc từ 5 - 6 năm nếu không được điều trị.
  
5. Phương thức lây truyền: Qua đường ăn uống: người bị nhiễm giun tóc do ăn, uống phải trứng giun tóc đã phát triển ở ngoại cảnh tới giai đoạn ấu trùng.
  
6. Tính cảm nhiễm và miễn dịch: Tất cả mọi người đều có thể nhiễm giun tóc.
  
7. Các biện pháp phòng, chống dịch.
7.1. Biện pháp dự phòng.
- Tuyên truyền giáo dục: nâng cao ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân, đặc biệt là khu vực gần nhà, trong nhà.
- Vệ sinh phòng dịch: vệ sinh môi trường, đặc biệt là khu vực gần nhà, trong nhà và khu vực vui chơi của trẻ em. Xây dựng hố xí hợp vệ sinh. Xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân: rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa thật sạch.
7.2. Biện pháp chống dịch.
-  Tổ chức:  không bắt buộc.
-  Chuyên môn:
+  Thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân:  không bắt buộc.
+  Quản lý người lành mang trùng, người tiếp xúc:  không bắt buộc.
+  Dự phòng cho đối tượng nguy cơ cao: Tẩy giun định kỳ 2 lần/năm cách nhau 4 - 6 tháng.
+  Xử lý môi trường: phát động các chiến dịch dọn vệ sinh trong cộng đồng dân cư, xây dựng hệ thống cống rãnh, xử lý nước thải.
7.3. Nguyên tắc điều trị.
-  Chọn thuốc có tác dụng với nhiều loại giun, ít độc, dùng một liều duy nhất vẫn đạt hiệu quả cao.
- albendazole hoặc dùng mebendazole.
Chú ý: albendazole và mebendazole chống chỉ định với trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai 3 tháng đầu hoặc cho con bú, người có tiền sử mẫn cảm với Benzimidazol, người có tiền sử nhiễm độc tuỷ xương. Thận trọng khi điều trị cho người suy gan, suy thận
7.4. Kiểm dịch biên giới: Không bắt buộc.
 
Comments
Hiện tại không có lời bình nào!
  Đăng lời bình

Trong phần này bạn có thể đăng lời bình





Gửi lời bình   Huỷ Bỏ

   BỆNH KÝ SINH TRÙNG
   LIÊN HỆ CHÚNG TÔI
Email
Tên
Số điện thoại
Tin nhắn
Gửi thông tin

 
   LƯỢT TRUY CẬP
Visits Lượt truy cập:
Các khách hàng Ngày hôm nay: 436
Số thành viên Ngày hôm qua: 859
Tổng Tổng: 454680
VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG
BỆNH VIỆN ĐẶNG VĂN NGỮ
 Số 245 Lương Thế Vinh, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
(024) 3854 3857 0396 399 522
benhviendvn@gmail.com  bvdangvanngu.com

VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG -
CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG
BỆNH VIỆN ĐẶNG VĂN NGỮ
 Số 245 Lương Thế Vinh,
Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
 024.3854.3857
0396.399.522
benhviendvn@gmail.com
 bvdangvanngu.com

22 Tháng Mười 2024    Đăng Ký   Đăng Nhập 
Copyright by bvdangvanngu | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin