Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương 245 Lương Thế Vinh – Trung Văn – Nam Từ Liêm – Hà Nội 0396 399 522

BỆNH KÝ SINH TRÙNG

BỆNH GIUN ĐƯỜNG RUỘT

Bệnh giun móc: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống
29 Tháng Bảy 2022 :: 3:07 CH :: 441 Views :: 0 Comments

Bệnh giun móc là một trong những nguyên nhân chính gây thiếu máu mạn tính. Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh với sức khỏe, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra căn bệnh này, cũng như triệu chứng nhận biết và cách phòng chống.
[MỤC LỤC]

Triệu chứng đau bụng giun ở người lớn

1. Bệnh giun móc là gì?

Bệnh này thực chất do hai nguyên nhân gây ra, là giun móc (Ancylostoma duodenale) và giun mỏ (Necator americanus), đều thuộc họ Ancylostomidae kí sinh ở người. Tuy nhiên hai loại giun này gần giống nhau về đặc điểm sinh học, dịch tễ, chẩn đoán - điều trị, và phương pháp phòng bệnh, do đó bệnh do chúng gây ra được gọi chung là bệnh giun móc (hoặc giun mỏ).
Khi kí sinh tại tá tràng, giun móc hút khoảng 0,2 - 0,34 ml máu/ngày, gây viêm hành tá tràng và tiết ra chất chống đông, chất ức chế sản sinh hồng cầu, gây mất máu mạn tính.

2. Triệu chứng khi mắc bệnh giun móc?

Khi bị giun móc, bệnh nhân không có biểu hiện đặc hiệu, chỉ có đau vùng thượng vị (tùy mức độ nhiễm giun) và các triệu chứng của thiếu máu như da xanh, niêm mạc nhợt. Triệu chứng đau của bệnh nhân cũng không đặc hiệu, đau bất kì lúc nào, lúc đói đau nhiều hơn, ăn uống kém, đầy bụng khó tiêu. Ngoài ra khi ấu trùng giun móc/giun mỏ xuyên qua da sẽ gây viêm da tại chỗ với biểu hiện ngứa, có các nốt đỏ kéo dài 1 - 2 ngày (nhiễm giun mỏ hay bị viêm da hơn giun móc).
Để xác định có mắc bệnh hay không, bệnh nhân cần tới thăm khám tại các cơ sở y tế và làm xét nghiệm phân tìm trứng giun.
   
   

3. Nguyên nhân và cách phòng chống bệnh giun móc?

Trong phân người nhiễm bệnh có trứng giun, ở môi trường đất trứng giun phát triển thành ấu trùng.
Bệnh giun móc lây truyền qua ấu trùng giun, bằng hai con đường là qua da - niêm mạc và qua đường ăn uống. Ấu trùng giun móc có thể trực tiếp xâm nhập vào cơ thể người qua da, niêm mạc, hoặc đi vào cơ thể người khi ăn thức ăn, uống nước có nhiễm ấu trùng. Bệnh không lây trực tiếp từ người sang người.

Để phòng chống bệnh giun móc, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo:

  • Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, tăng cường giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường không nhiễm phân.
  • Tạo nếp giữ vệ sinh cá nhân tốt: rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn, trước khi ăn, ăn chín, uống sôi.
  • Không dùng phân tươi để bón ruộng vườn.
  • Mang đồ bảo hộ lao động khi lao động sản xuất có tiếp xúc với đất.
  • Ở vùng hầm mỏ, tiến hành khám sức khỏe hàng năm và xét nghiệm ít nhất 1 lần/năm.
  • Dự phòng cho đối tượng nguy cơ cao: Tẩy giun định kì 2 lần/năm, thời gian giữa 2 lần cách nhau 4 - 6 tháng.
Ngay khi có những triệu chứng nhiễm giun móc, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời và chính xác nhất.
 
Comments
Hiện tại không có lời bình nào!
  Đăng lời bình

Trong phần này bạn có thể đăng lời bình





Gửi lời bình   Huỷ Bỏ

   BỆNH KÝ SINH TRÙNG
   LIÊN HỆ CHÚNG TÔI
Email
Tên
Số điện thoại
Tin nhắn
Gửi thông tin

 
   LƯỢT TRUY CẬP
Visits Lượt truy cập:
Các khách hàng Ngày hôm nay: 88
Số thành viên Ngày hôm qua: 887
Tổng Tổng: 293846
VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG
BỆNH VIỆN ĐẶNG VĂN NGỮ
 Số 245 Lương Thế Vinh, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
(024) 3854 3857 0396 399 522
benhviendvn@gmail.com  bvdangvanngu.com

VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG -
CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG
BỆNH VIỆN ĐẶNG VĂN NGỮ
 Số 245 Lương Thế Vinh,
Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
 024.3854.3857
0396.399.522
benhviendvn@gmail.com
 bvdangvanngu.com

19 Tháng Tư 2024    Đăng Ký   Đăng Nhập 
Copyright by bvdangvanngu | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin